Học thuyết phát triển nhận thức

Việc vận dụng các lý thuyết tâm lý học và giáo dục học trong dạy học là một xu hướng đổi mới quá trình dạy học trong nhà trường đã và đang được triển khai mạnh mẽ trong các trường ở Việt Nam. Và một số học thuyết tâm lý trở thành kim chỉ nam cho công tác dạy học đó là Học thuyết phát triển nhận thức của nhà tâm lý học Jean Piaget.

Piaget (1896 – 1980) là nhà tâm lý học Thuỵ Sĩ. Ông là một trong những người sáng lập môn tâm lý học phát triển, và chuyên nghiên cứu về tâm lý học tư duy và tâm lý học trẻ em. Nếu các nhà tâm lý học khác đặt câu hỏi “Cái gì giúp trẻ đạt được” và “Khi nào thì trẻ đạt được” thì ông quan tâm đến việc “Làm cách nào để trẻ đạt được”.

Sau hơn 30 năm nghiên cứu, Jean Piaget đã xác định là có 4 giai đoạn trong lịch sử phát triển trí tuệ của trẻ em:

Vận động – cảm giác (0 – 2 tuổi):

Trẻ cảm nhận mọi vật qua tri giác, phản ứng mang tính phản xạ.

Tiền thao tác (2 – 7 tuổi):

Nhận thức hạn chế về xã hội: một cậu bé đánh vỡ 15 cái chén khi giúp mẹ dọn bàn được coi như là có lỗi hơn là một cậu bé chỉ đánh vỡ một cái chén trong khi định ăn cắp bánh bính qui để trên giá. Trẻ chỉ đánh giá những yếu tố bên ngoài, không nhận thấy bản chất bên trong.

Lấy mình làm trung tâm (Tính duy kỷ): trẻ tặng ông bà bố mẹ một cái kẹo mút vì nghĩ mình thích nên người lớn cũng sẽ thích. Trẻ nghĩ rằng người lớn sẽ thấy những gì mà trẻ thấy. Trẻ luôn lấy mình làm trung tâm, cho rằng những gì mình làm là đúng nhất.

Tư duy cứng nhắc (Sự bảo thủ): Trong thí nghiệm người ta thấy khi đổ nước từ một chiếc ly rộng và thấp sang một chiếc ly cao và hẹp, trẻ ở tuổi mẫu giáo cho rằng nước bây giờ có nhiều hơn ở ly mới. Nó nhìn có vẻ nhiều hơn nên nó nhiều hơn. Nếu 2 bạn đứng cạnh nhau, bạn nữ cao hơn bạn nam thì trẻ cho rằng bạn nữ nhiều tuổi hơn. Trẻ nhìn nhận và đánh giá mọi vật theo nghĩa đen, theo vẻ bề ngoài của nó.

Thời kỳ thao tác cụ thể (7 – 11 tuổi).

Trong giai đoạn này, trẻ bắt đầu suy nghĩ logic về các sự kiện cụ thể:

Tích lũy nhiều kinh nghiệm hơn, trẻ đã được hình thành tư duy đảo ngược, được ứng dụng trong trường hợp trẻ biết lần theo đường cũ để tìm đồ bị mất.

Trẻ bắt đầu hiểu khái niệm bảo tồn là một cái gì đó vẫn giữ nguyên về số lượng mặc dù ngoại hình của nó thay đổi. Ví dụ, lượng chất lỏng trong một cốc ngắn, rộng bằng với ly cao, hẹp.

Trong giai đoạn này, trẻ em cũng trở nên ít bình thường hơn và bắt đầu suy nghĩ về cách người khác có thể nghĩ và cảm nhận. Trẻ em trong giai đoạn vận hành cụ thể cũng bắt đầu hiểu rằng suy nghĩ của chúng là duy nhất đối với chúng và không phải ai khác cũng nhất thiết phải chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc và ý kiến ​​của chúng.

Giai đoạn hoạt động chính thức (12 tuổi – trưởng thành):

Trẻ ở giai đoạn này có tư duy cao hơn, trẻ đã biết lập luận, giả thiết: Nếu – thì. Trẻ tự đặt ra câu hỏi: Nếu như nghỉ học thì điều gì xảy ra? Nếu như cho chất A vào lọ chứa chất B thì xảy ra hiện tượng gì?

Mỗi giai đoạn phát triển của trẻ sẽ có những đặc điểm tâm sinh lý khác nhau, điều đó tác động mạnh mẽ đến quá trình lĩnh hội tri thức và rèn luyện kỹ năng của trẻ. Các giáo viên phải hiểu rõ các mốc phát triển được đưa ra bởi nhà nghiên cứu giáo dục hàng đầu Jean Piaget. Các giai đoạn trong Lý thuyết Phát triển Nhận thức của Jean Piaget được áp dụng xuyên suốt trong chương trình giáo dục kỹ năng sống DoSkills, nhằm giúp giáo viên kích thích tốt nhất việc học tập của học sinh để đạt được các mốc phát triển thích hợp theo độ tuổi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.